Vào những buổi họp mặt cuối tuần hay những ngày trời se se lạnh mà được thưởng thức vị nóng hổi, đậm đà của lấu cua đồng thì còn gì bằng đúng không nào? Trong bài viết sau đây, chúng ta hãy cùng nhau thực hiện cách nấu lẩu cua đồng thơm ngon, hấp dẫn nhé!
Lẩu cua đồng là một món ăn dẫn dã nổi tiếng của miền Tây Nam Bộ. Tuy nhiên, phụ thuộc vào từng vùng khác nhau mà lẩu cua đồng được biến tấu theo nhiều cách tạo nên những món lẩu mới vô cùng hấp dẫn như: Lẩu cua đồng bắp bò, lẩu cua đồng bắp chuối, lẩu cua đồng nấu bầu, lẩu cua đồng cá thác lác… Mỗi món ăn đều mang đậm mùi vị của vùng quê sông nước làm say đắm biết bao con tim đam mê ẩm thực.
Lẩu cua đồng ăn với rau gì?
Đối với món lẩu, thì các loại rau củ ăn cùng chiếm một vị trí vô cùng quan trọng. Nó không chỉ giúp cho món ăn có sự hòa quyện giữa các hương vị mà còn giúp quân bình vị nóng lạnh, giúp dễ ăn, dễ tiêu hóa, mang lại chất dinh dưỡng và khiến món ăn được điểm tô màu sắc bắt mắt. Với món lẩu cua đồng, bạn có thể dùng chung với các loại rau như: Bông súng, kèo nèo, rau muống, rau xà lách, rau cần, hoa chuối…Và đối với món lẩu này bạn còn có thê ăn kèm với một nguyên liệu vô cùng đặc biệt là hột vịt lộn. Lẩu cua đồng hột vịt lộn beo béo, đậm đà vừa có vị ngọt của cua vừa có vị béo của hột vịt lộn khiến cho món ăn càng thêm ngon và bổ dưỡng.
Hấp dẫn với lẩu cua đồng (Ảnh: Internet)
Nguyên liệu cần chuẩn bị
700g cua đồng
500g thịt bò
500g tôm
500g xương ống
4 miếng tàu hũ
500g măng chua
3 quả cà chua
1 quả dứa
Hành khô
Nước mắm, hạt nêm, đường, bột ngọt
Các loại rau ăn kèm như xà lách, hoa chuối, rau muống…
Cách nấu lẩu cua đồng ngon
Bước 1: Chế biến nước dùng lẩu
Món lẩu cua đồng thập cẩm này sẽ rất ngon nếu như bạn biết cách chế biến nước dùng ngon ngọt ngọt thanh hấp dẫn. Xương ống khi mua về, bạn đem rửa sạch với nước muối pha loãng rồi xả lại nước sạch, sau đó chặt thành từng khúc. Tiếp theo, bạn cho xương ống chần sơ qua với nước sôi. Sau đó, bạn bắc một nồi nước khác lên và cho xương ống vào nấu cho nhừ để lấy nước dùng. Bạn cho thêm vào nước xương ống hành và gừng nướng cạo vỏ, nướng và đập dập để làm tăng hương vị nước lẩu.
Nước dùng này bạn nên hầm khoảng 3 tiếng để nước ngon ngọt hơn. Ngoài ra, bạn nên vớt bọt thường xuyên để phần nước dùng được trong và sẽ loại bro được mùi hôi của xương.
Bước 2: Chế biến nguyên liệu khác
Đối với cua đồng, đầu tiên bạn cho vào thau một ít muối, cho cua vào, đậy nắp lại và xóc đều tay nhiều lần để cua ra hết chất bẩn, rồi rửa cua với nước sạch nhiều lần. tiếp theo, bạn bóc bỏ phần mai, rồi tách riêng gạch và phần thịt ra chén riêng. Phần thịt cua, bạn đem xay nhuyễn rồi lọc lấy phần nước.
Tàu hũ bạn đem cắt miếng vuông vừa ăn rồi chiên vàng.
Thịt bò cắt lát mỏng.
Tôm tươi rửa sạch, bóc vỏ.
Rau sống bạn đem ngâm với nước muối pha loãng rồi rửa lại với nước sạch, vớt ra để ráo.
Cà chua rửa sạch, thái múi cau.
Dứa cắt thành từng miếng vừa ăn.
Tỏi và hành tím bạn bóc vỏ, băm nhỏ.
Bước 3: Nấu lẩu cua đồng
Nước cua được lọc xong bạn cho vào nồi cùng một ít muối rồi đun sôi. Khi sôi, phẩn riêu cua nổi lên mặt nước, bạn dùng vá vớt ra chén riêng. Tiếp theo, bắt một chiếc chảo lên, cho hành vào phi thơm rồi cho gạch cua vào đảo đều, cho ra chén
Bước tiếp theo, bạn cho chảo và hành lên bếp phi thơm rồi cho cà chua vào đảo đều. Nêm nếm thêm 1 muỗng cà phê muối và nấu đến khi cà chua chín nhừ thì bạn cho măng và dứa vào nấu cùng. Được 5 phút, bạn cho phần nước dùng xương ống, nước cua, gạch cua vào bắc chảo lên bếp phi hành cho thơm rồi cho cà chua vào đảo đều tay. Cuối cùng bạn cho phần nước xương, cho thêm phần nước cua, gạch cua, tàu hũ vào và nấu sôi là được.
Lẩu cua đồng lan tỏa hương thơm hấp dẫn (Ảnh: Internet)
Bước 4: Thưởng thức
Cuối cùng, bạn cho lẩu ra bếp gas mini rồi đun sôi. Sau đó, cho các nguyên liệu như thịt bò, tôm, rau vào là thưởng thức được rồi đấy. Nếu yêu thích lẩu cua đồng hải sản bạn có thể thay thế nguyên liệu ăn kèm như nghêu, tôm, mực…
Với cách làm lẩu cua đồng trên đây, hy vọng các bạn sẽ trổ tài và chiêu đãi cả nhà thân yêu nhé!